NSƯT Trung Hiếu tuổi 40 ở Việt Nam mà chưa có vợ là hiếm và bị nhiều nghi vấn trong đó có người đồn là pê đê.
NSƯT Trung Hiếu vừa tốt nghiệp đạo diễn loại giỏi tại trường đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội. Anh cho biết: "Tôi đã học diễn viên để được làm diễn viên. Bây giờ, tôi học thêm đạo diễn chỉ đơn giản bởi vì tôi muốn được làm đạo diễn. Tôi muốn được làm nghề mình yêu thích! Ngoài ra, tôi không có mưu cầu gì khác. Trung Hiếu giờ đã bước vào tuổi 40, tuổi "xưa nay hiếm" với người nào... chưa lấy vợ".
Có thể quá bận bịu với vai trò mới là đạo diễn và trưởng đoàn kịch I của Nhà hát Kịch Hà Nội, anh đã bẵng quên đi một trong những việc lớn trong đời của người đàn ông là lấy vợ chăng?
Sống cho riêng mình thì đơn giản quá
- Gần đây NSƯT Trung Hiếu hay tự "làm xấu" mình trên truyền hình, đây là một niềm hạnh phúc mới của anh và làm vậy anh có sợ bị khán giả ghét không?
- Tôi được làm mới mình cũng là một niềm hạnh phúc lớn lao. Khi làm nghề, nghệ sĩ được tham gia vào nhiều dạng vai sẽ làm cho tôi thấy hứng thú với công việc. Hiện tại, ranh giới giữa nhân vật chính diện và phản diện đã mờ nhạt rất nhiều. Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn phải có hai mặt tốt và xấu để tồn tại và thích nghi. Sân khấu và điện ảnh cũng phải bắt kịp điều này, vì thế, khán giả đã ít dùng từ nhân vật chính diện hay phản diện, thay vào là nhân vật tính cách.
Bây giờ, tôi thích hóa thân thành nhân vật có tính cách đa chiều hơn, từ đó, tôi có thể tha hồ tung hoành, phá cách và thể hiện. Đây cũng là cách giúp khán giả không cảm thấy nhàm chán và làm mới hình ảnh riêng.
- Anh đã nghe đồn về giới tính riêng của anh?
- Thiên hạ từng đồn tôi bị pêđê. Vào một ngày đẹp trời, tôi nhận được cuộc điện thoại từ cô bạn gái cũ. Ở đầu dây bên kia, cô ấy khóc lóc thảm thiết, khiến giọng nói lạc đi. Cô ấy hỏi tôi: "Anh Hiếu ơi! Tại sao lại như thế? Anh nói cho em biết, có phải anh như thế không?". Tôi hỏi: "Có chuyện gì thế em? Em phải nói ra anh mới biết chuyện gì chứ?". Cô ấy nói trong nước mắt: "Em thấy người ta bảo anh bị pêđê...". Vậy đấy, có thể ở nước ngoài, tuổi của tôi chưa vợ là bình thường, nhưng ở Việt Nam tôi thấy mình khổ quá. Tôi 40 tuổi, chưa vợ nên mọi người phải nghĩ ra đủ phương án cho phù hợp. Trong đó, có cả phương án tôi bị pêđê.
- Quan điểm của anh về sống thử và chuyện có con với nhau không cần kết hôn ra sao?
- Hiện tại, việc sống thử và có con, không cần kết hôn không còn quá nặng nề. Còn tôi sẽ cố gắng để có một gia đình đàng hoàng, bởi tôi là người của công chúng, có họ hàng, người thân nên không thể sống cho riêng mình.
Với người Á Đông, gia đình là nền tảng, đủ đầy cả bố và mẹ. Chúng ta không nên cố phá vỡ nền tảng đó. Nhưng một số trường hợp đặc biệt xảy ra, vượt khỏi nền tảng, chúng ta nên xem là sự giao thoa giữa các nền văn hóa, nhất là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây về chuyện sống thử như thật. Nó có nhiều điều không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. Tôi là người Việt Nam, không phải là trường hợp đặc biệt. Vì vậy, nếu muốn có con, trước tiên tôi phải cưới vợ. Hiện tại, tôi chưa có người để cưới, nên để cuối... sang năm (Cười).
- Nhưng rõ ràng, trong giới nghệ sĩ đang có trào lưu làm mẹ đơn thân?
- Đó là quan điểm và cuộc sống riêng của họ. Họ thấy rằng như thế là thoải mái nhất, họ cứ sống vậy.
Lấy vợ muộn để không phải... lấy vợ nhiều lần
- NSƯT Trung Hiếu chia sẻ trên các phương tiện truyền thông là cuối năm sẽ lấy vợ, nhưng vì sao qua ba mùa "cuối năm", anh vẫn một mình?
- Thời điểm đó tôi có ý định lấy vợ, nhưng chuyện... không thành. Tôi không thể một mình quyết định, phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Tôi vẫn đang chờ đợi có một người yêu mình và mình cũng yêu người ta, đi tới hôn nhân. Tôi không dám nói trước nữa. Ông trời đã định sẵn, không nên vội vàng trong chuyện này. Tôi nghĩ lấy vợ muộn lại có cái hay riêng, vì biết đâu, mình không phải lấy vợ nhiều lần. (Cười)
- Vậy theo quan điểm của anh, hạnh phúc là gì?
- Tôi thích toàn những thứ lăng nhăng nên được sống theo sở thích là hạnh phúc. Hạnh phúc đôi khi ở ngay trước mắt nên chúng ta đừng tìm kiếm hay nhìn quá xa. Chúng ta nên bằng lòng với những gì mình có. Đó chỉ là quan điểm hạnh phúc của riêng tôi. Mỗi con người có tiêu chí riêng, tìm một giá trị chung về hạnh phúc là điều không tưởng.
- Còn trên sân khấu thì sao?
- Ở sân khấu kịch tôi cũng tham gia diễn nhiều vai có tính cách đa chiều, nhưng vai diễn để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khán giả phải kể đến vai 2 anh em sinh đôi trong vở diễn Đứa con bị đánh cắp. Một lúc trên sân khấu tôi hóa thân vào 2 nhân vật là phản diện và chính diện. Năm đó, vở này được công diễn ở Nhà hát TP.HCM, để lại trong tôi một kỷ niệm thật tuyệt vời. Có lẽ là mãi mãi về sau tôi không thể quên.
- Khán giả trong Nam có vẻ nồng nhiệt và dễ tính hơn khán giả Bắc?
- Đó là do đặc thù văn hóa vùng - miền, mỗi nơi mang một cái hay và dấu ấn riêng. Khán giả trong Nam không dễ trong cách thưởng thức văn hóa nghệ thuật, họ rất thích những vở diễn sâu lắng như Hà My của tôi hay Đứa con bị đánh cắp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét